Table of Contents
ToggleBảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và những điều cần biết
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu trong quá trình giao thương quốc tế. Với sự phát triển của thương mại quốc tế nguy cơ mất mát và tổn thất trong quá trình vận chuyển cũng tăng lên.
Do đó, bảo hiểm hàng hóa là một yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp. Cùng Quảng Ngãi Logistics tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một dạng hợp đồng cam kết. Mà một đơn vị bảo hiểm đồng ý bồi thường cho hàng hóa. Trong trường hợp chúng bị tổn thất hoặc hư hại do các rủi ro như thiên tai hoặc trong quá trình vận chuyển hàng hóa đi hoặc đến từ các quốc gia khác.
Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có tác dụng làm giảm thiểu tổn thất trong trường hợp xảy ra sự cố. Nó đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản bồi thường cụ thể theo hợp đồng. Tuy nhiên, bảo hiểm này không có khả năng ngăn chặn sự cố xảy ra. Nếu không mua bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải chịu một tổn thất lớn khi gặp sự cố trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa bao gồm tất cả các hàng hóa được vận chuyển nội địa tại Việt Nam hoặc trên toàn thế giới. Thông qua các phương tiện vận chuyển như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, hoặc đường thủy.
Trong tiếng Anh, bảo hiểm hàng hóa được gọi là “Cargo insurance”.
2. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Phạm vi bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc giới hạn các mức rủi ro mà công ty bảo hiểm có thể chịu trách nhiệm chi trả. Đây cũng là cơ sở để công ty bảo hiểm thể hiện trách nhiệm khi đối mặt với rủi ro. Phạm vi bảo hiểm được coi như một hàng rào để xác định. Những trường hợp nào mà công ty bảo hiểm sẵn lòng chi trả khi có rủi ro không mong muốn xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm.
Hàng hoá được bảo hiểm sẽ đi kèm với các điều kiện cụ thể. Chỉ khi rủi ro tổn thất nằm trong phạm vi các điều kiện đó, nhà bảo hiểm mới phải tiến hành bồi thường cho công ty mua bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm càng lớn, những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều. Điều này dẫn đến việc chi phí bảo hiểm cũng tăng lên.
Dựa trên các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) từ năm 1982. Bộ Tài chính đã phát hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Được gọi là QTC 1990. Quy tắc chung này đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, hàng hóa được nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam sẽ được bảo hiểm theo QTC 1990.
3. Vì sao doanh nghiệp cần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp cần mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì một số lý do quan trọng sau đây:
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo cho doanh nghiệp nếu chúng bị mất mát hoặc hư hỏng thì doanh nghiệp sẽ được bồi thường một khoản như đã thỏa thuận khi mua bảo hiểm.
- Giảm thiểu rủi ro. Vận tải hàng hóa bằng đường biển thường mang theo nhiều rủi ro hơn so với vận chuyển trên đất liền. Bảo hiểm này giúp giảm thiểu những rủi ro này, đồng thời tăng cường sự an tâm cho doanh nghiệp.
- Tăng tính cạnh tranh. Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh. Họ có thể cung cấp cho đối tác thương mại một dịch vụ toàn diện hơn, bao gồm cả việc bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Hỗ trợ từ phía bảo hiểm. Khi có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía bảo hiểm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi phải xử lý các vấn đề không mong muốn xuất hiện.
GỬI HÀNG ĐI QUỐC TẾ TẠI CÁC HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ TẠI QUẢNG NGÃI
1. Thành phố Quảng Ngãi
2. Thị xã Đức Phổ
3. Huyện Bình Sơn
4. Huyện Trà Bồng
5. Huyện Sơn Tịnh
6. Huyện Tư Nghĩa
7. Huyện Sơn Hà
8. Huyện Sơn Tây
9. Huyện Minh Long
10. Huyện Nghĩa Hành
11. Huyện Mộ Đức
12. Huyện Ba Tơ
13. Huyện Lý Sơn
LIÊN HỆ NGAY VỚI QUẢNG NGÃI LOGISTICS ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!!!
Xem thêm: